XUẤT NHẬP KHẨU NHẬT BẢN, NÊN CHỌN NGÀNH GÌ?

15/12/2021

Hiện nay xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là lựa chọn, là hy vọng và định hướng tương lai của nhiều lao động Việt. Tuy nhiên, việc quyết định ngành nghề, công việc là một vấn đề khiến các thực tập sinh phải băn khoăn nhiều nhất. Và câu hỏi “Xuất khẩu Nhật nên chọn ngành gì?” là câu hỏi khó mà tất cả thực tập sinh Việt đều phải tìm ra câu trả lời cho riêng mình.

1. Lựa chọn theo mục đích

Mỗi bạn khi sang Nhật làm việc có những mục đích về bản thân khác nhau như chọn công việc có nhiều làm thêm, gần người thân, lương cao, có cơ hội phát triển ngành nghề hiện tại.

Đối với những bạn có định hướng đi là để kiếm tiền, làm thêm, tốt nhất là nên chọn tất cả các ngành nghề có thể tham gia, chỉ cần tiêu chí bản thân có được phù hợp. Như vậy có hội sang Nhật của bạn sẽ được thực hiện nhanh hơn, rút ngắn thời gian và chi phí tham gia

Còn mục đích của bạn là nâng cao tay nghề, phát triển cơ hôị viêc làm khi về nước các ngành như: hàn, phay, tiện, bào, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị máy móc, dệt may, hoặc các chuyên ngành đơn giản hơn như nông nghiệp và xây dựng thì có thể lựa chọn một số ít các ngành phù hợp. Tuy nhiên, các bạn cần xác  định không nên kén công việc, vì có thể thời gian chờ đợi sẽ bị kéo dài

z3027015242015_913b333bc6f1bc69d923485bb32ad9cb

2. Lựa chọn theo điều kiện bản thân

Chọn ngành nghề theo giới tính

Tùy theo giới tính của bạn mà chọn lựa ngành nghề phù hợp:

- Kiểm tra, lắp ráp, xử lý linh kiện điện tử, nông nghiệp, thực phẩm dành cho nữ và nam

- Cơ khí, xây dựng…tuyển nam giới

- Dệt may thường dành cho nữ

Chọn ngành nghề theo yếu tố ngoại hình

Ngoại hình tiêu chuẩn để  có thể đi Nhật là:

+ Nam cao 1,60m trở lên, nặng 50kg trở lên.

+ Nữ cao 1,50m trở lên, nặng 45kg trở lên.

Một số lưu ý cho người lao động khi chọn ngành như sau:

- Cơ khí: Các chuyên môn như: hàn, tiện, phay, bào không yêu cầu ngoại hình, chỉ cần kinh nghiệm làm việc.

- Nông nghiệp, thực phẩm, đóng gói, dệt may cần chiều cao cân nặng phù hợp

- Xây dựng: làm giàn giáo ở nhật bản, Cốt thép, xây trát, ốp lát,… không yêu cầu ngoại hình

Chọn ngành nghề theo độ tuổi

Điều kiện về độ tuổi trong chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nằm trong khoảng từ 18 - 36 tuổi tùy vào từng đơn hàng.

Độ tuổi được coi là đẹp nhất để tham gia chương trình Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản: Nam nữ tuổi 19 – 27

Ví dụ như:

- Đơn hàng Xây dựng thường lấy nam giới tuổi từ 18 -37

- Nông nghiệp: Nam nữ tuổi từ 20-30

- May: Nữ tuổi từ 19-30, nhiều đơn lấy từ 20-40 (thi tuyển tay nghề )

- Cơ khí tuyển nam 19 – 30

- Thực phẩm, điện tử: 18-30

Chọn ngành nghề theo kinh nghiệm làm việc

Thực chất thì đa số các ngành tuyển chọn thực tập sinh đi Nhật không đòi hỏi lao động cần có đến kinh nghiệm làm việc. Nhưng đây lại là điều kiện để tham gia ở một số ngành cụ thể như: hàn, tiện, dệt may,… vì đây là những ngành thi tuyển tay nghề

Một số ngành có thi tuyển tay nghề, nhưng mục đích chỉ để phía xí nghiệp xem xét tác phong trong công việc và đánh giá Thực tập sinh.

Chọn ngành nghề theo bằng cấp

Hiện tại các đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật yêu cầu bằng cấp 2 trở lên. Đối với những ứng viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học các chuyên nghành không đúng chuyên môn vẫn có những lợi thế nhất định khi tham gia phỏng vấn. Xí nghiệp Nhật vẫn có những cái nhìn ưu tiên hơn, nhận định của họ các bạn là người tiếp thu công việc mới nhanh.

Điều kiện sức khỏe

- Những bạn có thị lực kém sẽ không tham gia được các đơn ngành điện tử

- Lao động bị xoang, di ứng thực phẩm nên tránh đơn làm trong nhà lạnh

- Lao động thuận tay trái chỉ tham gia các đơn nông nghiệp, xây dựng, lái máy, cơ khí,...

- Lao động có hình xăm: Nam chỉ đi đơn xây dựng, nữ chỉ có thể đi may hoặc nông nghiệp

3. Xu hướng XKLĐ Nhật năm 2022

Cơ Khí

Cơ khí luôn được xem là 1 trong những ngành nghề hấp dẫn nhiều thực tập sinh Việt bởi ngành này không những có thể giúp các bạn nâng cao tay nghề, thu nhập tốt mà khi hết hợp đồng về nước lại có cơ hội rất lớn làm việc tại các công ty liên doanh Việt Nhật. Những công việc phổ biến trong ngành cơ khi phải kể đến như: Hàn, phay, tiện, gia công cơ khí, dập kim loại, lắp ráp linh kiện máy móc, điện tử…

Chế biến thủy sản

Nhật Bản là quốc gia bao bọc bởi biển cả, là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản đứng đầu trên trên thế giới. Theo dự báo của các chuyên gia về vấn đề dân số, mỗi năm Nhật Bản cần ít nhất 2000 lao động cho ngành này.

Công việc thuộc ngành này thường làm trong nhà lạnh, đơn công xưởng không quá vất vả hơn thế nữa việc làm thêm thường nhiều hơn so với các ngành nghề khác đặc biệt phù hợp với lao động nữ

Xây dựng

Nhật Bản là quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, chính vì vật nhu cầu nhân lực cho việc xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng.

So với những ngành nghề khác thì đơn hàng xkld xây dựng tuyển dụng dễ hơn, không yêu cầu quá cao về ngoại hình, chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản rẻ hơn các nghề khác

Chế biến thực phẩm

Hiện tại mỗi năm Nhật Bản sẽ cần thêm khoảng 1000 lao động làm việc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm với các ngành nghề phổ biến như chế biến xúc xích, thịt nguội, thịt gà, chế biến, đóng gói sản phẩm…trong đó các đơn hàng đóng gói các thực phẩm luôn được nhiều doanh nghiệp Nhật tuyển dụng.

Đơn hàng chế biến thực phẩm thu hút rất đông các bạn lao đông nam và nữ trong độ tuổi: 18 -30

Nông nghiệp

Nông nghiệp được xem là ngành thế mạnh tại Nhật với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động canh tác. Với việc già hóa dân số, số lượng lao động gắn bó với nông nghiệp tại Nhật Bản bị giảm mạnh, do đónhu cầu tuyển dụng lao động ngành này đang ngày một tăng cao.

Các công việc trong ngành nông nghiệp có các  công việc như làm vườn, chăn nuôi, chế biến nông sản….Đặc thù công việc này sẽ thoải mái hơn so với việc làm tại các nhà máy, công xương theo dây chuyền. Hiện tại hầu hết các trang trại tại Nhật Bản đều được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại do vậy thực tập sinh không chỉ được tích lũy thêm kinh nghiệm vẫn hành những hệ thống máy móc này, mà còn có thể phát triển hệ thống nuôi trồng của Nhật Bản sau khi về nước.

Dệt May

Hiện tại Nhật Bản cũng đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động trong lĩnh vực may mặc, do đó các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm dệt may cũng được tuyển dụng rất nhiều.